Friday, October 12, 2018

THỜI XA VẮNG (PDF) - LÊ LỰU





1. TÁC GIẢ
Nhà văn Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại xã Tân Châu, huyện Khoái Châu - Hưng Yên, là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974, chuyên về tiểu thuyết và truyện ngắn, tiêu biểu là Thời xa vắng đã được đạo diễn Hồ Quang Minh của Hãng phim Giải Phóng dựng thành phim truyện nhựa và ra mắt công chúng năm 2004.
Từ truyện ngắn đầu tay Tết làng Mụa đến Người cầm súng, Mở rừng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Thời xa vắng, Đại tá không biết đùa, rồi Hai nhà, Thời loạn, Ở quê ngày ấy và Tuyển tập Lê Lựu… có thể coi đời văn của Lê Lựu là một số phận điển hình của lớp nhà văn mặc áo lính, ngụp lặn cùng cuộc sống bộn bề và khắc nghiệt, bôn ba Âu - Mỹ cũng từng, đắng cay nếm trải không ít, suốt đời lặng lẽ thủy chung cùng con chữ như con tằm rút ruột nhả tơ.
Cũng giống như Nguyễn Khải, Lê Lựu không hề được học qua các trường lớp nhiều mà tất cả dựa vào nỗ lực tự học của bản thân. Ông đã học được cách học bằng việc nhìn và quan sát cuộc sống xung quanh từ đàn anh. Bắt đầu với những ghi chép ở dạng thông thường, nhưng về đọc rồi lại thấy cái kiểu “Trời quang, mây tạnh, gió cuốn tung bay”, chỉ ghi được cái không khí, cái bề ngoài vô vị mà không đi sâu được vào tâm trạng. Bởi vậy, sau rồi ông đã bỏ được thói quen ghi chép đó để làm quen với việc nhìn nhận, quan sát và tìm hiểu cái bản chất, cái phần hồn của vấn đề. Ấy là cách “ghi bằng trí nhớ” (theo cách gọi của ông).
Ít ai biết rằng Lê Lựu từng mơ ước được làm báo trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng. Mười bảy tuổi Lê Lựu đứng trong hàng ngũ quân đội và làm báo ở Quân khu 3. Nhiều người biết đến cái tên Lê Lựu bởi những bản tin thắng trận được phát trên sóng truyền thanh. Đến khi ông bắt đầu con đường viết văn và chuyển về Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 thì ông dừng hẳn việc làm báo. Cuối cùng, sự lựa chọn của ông vẫn là dừng chân bên văn. Với Lê Lựu, làm việc gì là làm chuyên tâm cho một việc.
Cuối tháng 9.2011, ông được đề cử nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org
2. TÁC PHẨM "THỜI XA VẮNG"

No comments:

Post a Comment

Bài đăng nổi bật

HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG BÁC TÔN LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân An Giang đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, chúng ta càng nhớ đến Bác Tôn...

Bài đăng phổ biến