Tuesday, December 25, 2018

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM Ở ĐÔNG DƯƠNG - CÁC CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM, XUNG ĐỘT CAMPUCHIA

Trích: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ | NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA | HÀ NỘI | 2015 | 366-372.
Tác giả: BOGATUROV ALEKSEY DEMOSFENOVICH & AVERKOV VIKTOR VIKTOROVICH.
Dịch: ĐẶNG QUANG CHUNG.

Việc thống nhất Việt Nam diễn ra như thế nào? Vì sao tình hình Đông Dương lại trở nên căng thẳng?

Thắng lợi trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và chế độ cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tác động đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, điều này, chẳng bao lâu sau, đã dẫn đến những cuộc xung đột với các nước láng giềng. Quan hệ Việt Nam-Campuchia chưa bao giờ là đơn giản. Người đứng đầu nhà nước Campuchia, hoàng thân Norodom Sihanouk, đã khéo léo xử sự giữa tất cả các bên trong xung đột Việt Nam. Trong nước, “Khmer đỏ” thổi bùng việc tuyên truyền chống chính phủ- những người cộng sản Campuchia chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao, nhưng Norodom Sihanoulk không dám truy nã họ vì sợ làm phương hại đến quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng lo ngại cả hai chế độ ở Việt Nam (Cộng Sản và chống Cộng) và cố gắng để không xảy ra đôi co với Washington.

Giới lãnh đạp Campuchia công phẫn trước sự khơi mào chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam năm 1965 nên đã quyết định trục xuất các công dâm Mỹ ra khỏi đất nước. Nhưng vào thời ddieerm này, Trung Quốc bắt đầu tang cường viện trợ cho Khmer đổ, còn Khmer đỏ lại tích cực hơn nữa trong việc chống chính phủ. Lo sợ Cộng Sản làm đảo chính, năm 1967, Sihanouk cho rằng tốt nhất là nên bình thường hóa quan hệ với Washington.

Nhưng Mỹ yêu cầu Campuchia phải có biện pháp triệt tiêu các căn cứ mà Việt Nam thiết lập trên lãnh thổ Campuchia. Chính quyền Sihanouk quyết địng không tham gia xung đột với Việt nam và chấp nhận sự hiện diện của Việt Nam ở đất nước mình. Điều đó lý giải vì sao, tháng ba 1970, tại Phnom Penh đã nổ ra cuộc đảo chính, và Sihanouk bị lật đổ. Mỹ vội vàng công nhận chính phủ mới, đứng đầu là Lon Nol. Lon Nol ra lệnh đóng cửa biên giới với Việt Nam và yêu cầu Hà Nội rút tất cả các đơn vị Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Lon Nol không thể dung sức mạnh để thúc ép yêu cầu. Ở Campuchia bắt đầu xảy ra đụng độ vũ trang giữa các lực lượng vũ trang Việt nam và Campuchia.

Liên Xô công nhận chính phủ mới của Campuchia, mặc dù vẫn tiếp tục giữ quan hệ không chính thức với Sihanouk, lúc này đang ở Bắc Kinh. Tháng Năm 1970, Sihanouk tuyên bố thành lập “chính phủ thống nhất dân tộc” lưu vong, bao gồm những đại diện Khmer đỏ…

Cuối năm 1973, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt nam, sau những cuộc đàm phán bất thành giữa những người Cộng Sản và chính quyền Việt nam Cộng Hòa về việc giải quyết nhưng yêu sách của cả hai bên, chiến tranh vẫn tiếp tục. Mặc dù ưu thế vũ khí nghiên về phía Sài Gòn, nhưng chính quyền không có sự hậu thuẫn trong xã hội. Không chỉ những Phật tử chống lại chính quyền, mà cả những tín đồ Công Giáo vốn trước kia là chỗ dựa của chính quyền miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng Năm năm 1975, các lực lượng Cộng Sản miền Nam và miền Bắc Việt Nam đã giải phóng Sài Gòn. Về hình thức, chính quyền ở miền nam được chuyển giao cho “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”

Hai tuần trước đó, ngày 17 tháng Tư năm 1975, các lực lượng thân trung Quốc của Khmer đỏ ở Campuchia đã lật đổ Lon Nol. Lãnh đạo nhà nước lúc bấy giờ là Pol Pot. Tất cả các nhà ngoại giao của những nước đã công nhận chế độ trước đây, kể cả Liên Xô, đều bị trục xuất khỏi Phnom Penh.

Việc miền Nam Việt Nam được giải phóng và việc thiết lập chế độ cộng sản ở Campuchia đã phá vỡ thế quân bình bền vững trong chính phủ liên hiệp của Lào. Tháng năm 1975, tại thủ đô Viên Chăn đã nổ ra những cuộc đấu tranh quần chúng chống lại các phe phái bảo thủ trong chính ohur. Dưới áp lực cỉa Pathết Lào, các bộ tr]rng bảo thủ đã bị loại ra khỏi nội các, và chính quyền đã được cuyển giao cho các lực lượng cách mạng.

Năm 1974, lợi dụng sự yếu kém của các lực lượng miền Nam Việt nam, quân đội Trung Quốc đã chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả hà Nội và Sài Gòn đều coi là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tháng Tư 1975, quân đội Việt Nam dân chủ Cộng Hòa đã giành phần lớn những đảo còn lại.

Nhưng vấn đề trầm trọng nhất trung quan hệ Trung -Việt là tình hình Campuchia.

Do thấy trước những rạn nứt gia tang trong quan hệ với Cộng Hóa Nhân Dân Trung Hoa, giới lãnh đạo Việt Nam đã có ý định cảnh báo trước Trung Quốc. Tháng Chính 1975, Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn sang thăm chính thức Bắc Kinh. Trong quá trình chuyến viếng thăm, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã có cuộc gặp với Mao Trạch Đông. Nhưng cuộc hội đàm đã kết thúc không thành công khi được biết rằng, Hà Nội không sẵn sàng cùng với Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa lên án đường lối của Liên Xô. Những kết quả trong chuyến viếng thăm của Lê Duẩn tới Mátxcơva vào tháng Mười năm đó lại được xem như sự tương phản.

Đối với biể hiện tình đoàn kết Xô-Việt, trung Quốc ra tuyên bố tháng mười một 1975 về những yêu sách đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đáp lại, phía Việt Nam cho công bố bản đồ, mà ở đó Hoàng Sa và trường Sa đã được ghi nhận là một phần lãnh thổ Việt Nam.

Trong khi đó, hai miền Nam Bắc của Việt nam bắt đầu hội nghị hiệp thương chuẩn bị điều kiện tiến tới thống nhất đất nước. Tháng Sáu 1976, Việt Nam tiến hành bầu cử, ngày 12 tháng Sáu 19766, trên cơ sở nghị quyết của cơ quan lập pháp mới được bầu chọn, miền Nam Việt Nam đã được thống nhất với miền Bắc. Nhước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất đã được thành lập với thủ đô là hà Nội.

Vấn đề Campuchia và xung đột Trung-Việt nảy sinh như thế nào và vì sao?

Những cuộc chạm súng biên giới từ năm 1974 đến năm 1977 giữa các lực lượng Campuchia và Việt Nam đã trở thành xung đột với việc sử dụng vũ khí hạng nặng. Tháng Mười hai 1977, hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao. Xung đột tiếp diễn và đe dọa trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện.

Năm 1978, tình hình căng thẳng gia tăng với lí do Liên Xô tang cường cung cấp kỹ thuật quân sự cho Việt nam, còn trung Quốc cung cấp cho Campuchia. Tháng Bảy 1978, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam được kết nạp vào khối SEV. Tháng Mười Một 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Xô-Việt đã được ký kết, trong đó ghi nhận Liên Xô sẵn sàng   giúp đỡ Việt Nam trên cơ sở dài hạn. Một lần nữa, sự kiện này khiến Trung Quốc nghi ngờ. Thêm vào đó là vấn đề người Hoa (gần một triệu người) bị trục xuất khỏi Việt Nam với lý do là năm 1978, Việt nam tiến hành chiến dịch đấu tranh với các phần tử tư bản chủ nghĩa (con buôn, tiểu thương), mà đại bộ phận những người này là người Hoa.

Tháng Mười Hai 1978, Việt Nam tuyên tố thành lập “Mặt trận thống nhất cứu quốc” ở nhiều vùng của Campuchia, nơi quân đội việt Nam đồn trú. Tháng Một 1979, Phnom Penh bị bao vây – Thực chất là do các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành với sự tham gia của những kiều dân lưu vong campuchia ở Việt Nam. Quyền lực của chính phủ thân Việt nam đã được thiết lập. Đất nước được tuyên bố là Cộng Hòa Nhân dân Campuchia. Việc đưa quân của Việt Nam vào Campuchia được Trung Quốc hiểu là có ý đồ loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là bước chuẩn bị cho việc thành lập khối thân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Việt Nam. Washingotn cũng lý giải các sự kiện tương tự như vậy. ..Sự hiện diện của quân đội Việt nam ở Campuchia đã biến thành vấn đề quốc tế nghiêm trọng.

Tháng Một 1979, nhà lãnh đạo Trung Hoa Đặng Tiểu Bình có chuyến viếng thăm chính thức nước Mỹ để tham gia vào nghi lễ chính thức thiết lập quan hệ Trung-Mỹ. Theo các tài liệu ghi nhớ, trong quá trình các cuộc đàm đạo ở Washington, Mỹ đã đưa ra cách hiểu cho Trung Quốc rằng một hành động quân sự thị uy của Trung Quốc nhằm “trừng phạt” Việt Nam về việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia sẽ không là phương hại quan hệ Mỹ-Trung, nesu nó chỉ mang tính chất  “phòng vệ”.

Ngày 17 tháng hai 1979, quân đội Trung Quốc tràn vào Việt Nam, tiến thẳng vào thị xã Lạng Sơn. Việt Nam nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc tố cáo Trung Quốc xâm lược. Liên Xô tuyên bố ủng hộ Việt Nam, đồng thời cung cấp viện trợ quân sự khẩn cấp. Trong suốt một tháng chiến tranh Trung-Việt  (17/02 – 17/03/1979), Mỹ lãng tránh việc ủng hộ Trung QUốc, chỉ tuyên bố một cách hình thức với lập trường trung lập: chính quyền Mỹ yêu cầu rút toàn bộ quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia và rút toàn bộ quân đội Trung Quốc ra khỏi Việt Nam. Trên báo chí không có một đánh giá thống nhát nào về lập trường này. Nhiều tác giả cho rằng, về bản chất vấn đề, Mỹ ủng hộ Trung Quốc bằng cách gửi cảnh báo đến Liên Xô chống lại việc tấn công Trung QUốc từ phương Bắc. Một số tác giả khác lại chỉ ra rằng, Washington đoạn tuyệt với đường lối của Trung Quốc, vì Trung Quốc đã không trình bày đực việc tấn coog vào lãnh thổ Việt Nam với tư các là biện pháp phòng vệ.

Sự hiện diện của quân đội Việt Nam đã không bảo đảm cho sự ổn định tình hình ở Campuchia. Các khu vực dọc biên giới với Thái Lan vẫ nằm dưới sự kiểm soát của Khmer đỏ và có khả năng thiết lập căn cứ trên lãnh thổ Thái Lan dựa vào viện trợ của Trung Quốc. Thái Lan và trung Quốc đã hợp tác trong việc tổ chức các lực lượng chống chính phủ ở Campuchia, mặc dù phần lớn các nước vừa và nhỏ ở Đong Á lên án chính sách của Việt Nam trong vấn đề campuchia, nhưng đồng thời cũng tỏ thái độ phản đối Khmer đỏ-là những kẻ phải chịu trách nhiệm vì hàng triệu người là nạn nhân của nạn khủng bố chống “các phần tử tư bản chủ nghĩa” ở Campuchia trong những năm tháng Khmer đỏ nắm chính quyền (1975-1978).

Ngoài Khmer đỏ, từ năm 1981, bên lãnh thổ Thái Lan còn có những hoạt động vũ trang của các lực lượng cánh hữu của mặt trận dân tộc giải phóng nhân dân Khmer do Son Sen đứng đầu, trong đó có những thành phần ủng hộ chế độ đã bị lật đổ năm 1970 của Lol Nol. Nhóm cuối cùng là nhóm kháng chiến Campuchia riêng rẽ do Norodom Sihanouk làm đại diện. Tuy nhiên, Norodom Sihanouk chỉ làm các động tác chính trị chứ không có hành động quân sự chống lại chính phủ ở Phnom Penh. Dựa vào sự ủng hộ của các nước ASEAN, tháng Sáu 1982, Sihanouk thành lập chính phủ liên hiệp của nước Campuchia dân chủ ở Kular Lumpur dưới quyền lãnh đạo của ông và có sự tham gia của các đại diện nhóm Son Sen và Khmer đỏ. Kể từ thời điểm đó, ở Campuchia đã diễn ra cuộc đấu tranh chống chính phủ dưới ngọn cờ liên hiệp với sự giúp đỡ của trung Quốc, Thái lan và Mỹ.

No comments:

Post a Comment

Bài đăng nổi bật

HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG BÁC TÔN LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân An Giang đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, chúng ta càng nhớ đến Bác Tôn...

Bài đăng phổ biến