Tuesday, December 25, 2018

NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

TRẦN THỊ THU HÀ
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN | NGOẠI NGỮ 28 (2012) | 185-193.

NÔNG DÂN VÀ RUỘNG ĐẤT Ở NAM BỘ: NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN

TRẦN HỮU QUANG
Viện Khoa Học Xã Hội vùng Nam Bộ (Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam).
XÃ HỘI HỌC SỐ 2 (127) | 2014.

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM Ở ĐÔNG DƯƠNG - CÁC CUỘC XUNG ĐỘT GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM, XUNG ĐỘT CAMPUCHIA

Trích: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ | NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA | HÀ NỘI | 2015 | 366-372.
Tác giả: BOGATUROV ALEKSEY DEMOSFENOVICH & AVERKOV VIKTOR VIKTOROVICH.
Dịch: ĐẶNG QUANG CHUNG.

Việc thống nhất Việt Nam diễn ra như thế nào? Vì sao tình hình Đông Dương lại trở nên căng thẳng?

Thắng lợi trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và chế độ cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tác động đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, điều này, chẳng bao lâu sau, đã dẫn đến những cuộc xung đột với các nước láng giềng. Quan hệ Việt Nam-Campuchia chưa bao giờ là đơn giản. Người đứng đầu nhà nước Campuchia, hoàng thân Norodom Sihanouk, đã khéo léo xử sự giữa tất cả các bên trong xung đột Việt Nam. Trong nước, “Khmer đỏ” thổi bùng việc tuyên truyền chống chính phủ- những người cộng sản Campuchia chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao, nhưng Norodom Sihanoulk không dám truy nã họ vì sợ làm phương hại đến quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng lo ngại cả hai chế độ ở Việt Nam (Cộng Sản và chống Cộng) và cố gắng để không xảy ra đôi co với Washington.

Giới lãnh đạp Campuchia công phẫn trước sự khơi mào chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam năm 1965 nên đã quyết định trục xuất các công dâm Mỹ ra khỏi đất nước. Nhưng vào thời ddieerm này, Trung Quốc bắt đầu tang cường viện trợ cho Khmer đổ, còn Khmer đỏ lại tích cực hơn nữa trong việc chống chính phủ. Lo sợ Cộng Sản làm đảo chính, năm 1967, Sihanouk cho rằng tốt nhất là nên bình thường hóa quan hệ với Washington.

Nhưng Mỹ yêu cầu Campuchia phải có biện pháp triệt tiêu các căn cứ mà Việt Nam thiết lập trên lãnh thổ Campuchia. Chính quyền Sihanouk quyết địng không tham gia xung đột với Việt nam và chấp nhận sự hiện diện của Việt Nam ở đất nước mình. Điều đó lý giải vì sao, tháng ba 1970, tại Phnom Penh đã nổ ra cuộc đảo chính, và Sihanouk bị lật đổ. Mỹ vội vàng công nhận chính phủ mới, đứng đầu là Lon Nol. Lon Nol ra lệnh đóng cửa biên giới với Việt Nam và yêu cầu Hà Nội rút tất cả các đơn vị Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Lon Nol không thể dung sức mạnh để thúc ép yêu cầu. Ở Campuchia bắt đầu xảy ra đụng độ vũ trang giữa các lực lượng vũ trang Việt nam và Campuchia.

Liên Xô công nhận chính phủ mới của Campuchia, mặc dù vẫn tiếp tục giữ quan hệ không chính thức với Sihanouk, lúc này đang ở Bắc Kinh. Tháng Năm 1970, Sihanouk tuyên bố thành lập “chính phủ thống nhất dân tộc” lưu vong, bao gồm những đại diện Khmer đỏ…

Cuối năm 1973, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt nam, sau những cuộc đàm phán bất thành giữa những người Cộng Sản và chính quyền Việt nam Cộng Hòa về việc giải quyết nhưng yêu sách của cả hai bên, chiến tranh vẫn tiếp tục. Mặc dù ưu thế vũ khí nghiên về phía Sài Gòn, nhưng chính quyền không có sự hậu thuẫn trong xã hội. Không chỉ những Phật tử chống lại chính quyền, mà cả những tín đồ Công Giáo vốn trước kia là chỗ dựa của chính quyền miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng Năm năm 1975, các lực lượng Cộng Sản miền Nam và miền Bắc Việt Nam đã giải phóng Sài Gòn. Về hình thức, chính quyền ở miền nam được chuyển giao cho “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam”

Hai tuần trước đó, ngày 17 tháng Tư năm 1975, các lực lượng thân trung Quốc của Khmer đỏ ở Campuchia đã lật đổ Lon Nol. Lãnh đạo nhà nước lúc bấy giờ là Pol Pot. Tất cả các nhà ngoại giao của những nước đã công nhận chế độ trước đây, kể cả Liên Xô, đều bị trục xuất khỏi Phnom Penh.

Việc miền Nam Việt Nam được giải phóng và việc thiết lập chế độ cộng sản ở Campuchia đã phá vỡ thế quân bình bền vững trong chính phủ liên hiệp của Lào. Tháng năm 1975, tại thủ đô Viên Chăn đã nổ ra những cuộc đấu tranh quần chúng chống lại các phe phái bảo thủ trong chính ohur. Dưới áp lực cỉa Pathết Lào, các bộ tr]rng bảo thủ đã bị loại ra khỏi nội các, và chính quyền đã được cuyển giao cho các lực lượng cách mạng.

Năm 1974, lợi dụng sự yếu kém của các lực lượng miền Nam Việt nam, quân đội Trung Quốc đã chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả hà Nội và Sài Gòn đều coi là thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tháng Tư 1975, quân đội Việt Nam dân chủ Cộng Hòa đã giành phần lớn những đảo còn lại.

Nhưng vấn đề trầm trọng nhất trung quan hệ Trung -Việt là tình hình Campuchia.

Do thấy trước những rạn nứt gia tang trong quan hệ với Cộng Hóa Nhân Dân Trung Hoa, giới lãnh đạo Việt Nam đã có ý định cảnh báo trước Trung Quốc. Tháng Chính 1975, Tổng Bí Thư Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn sang thăm chính thức Bắc Kinh. Trong quá trình chuyến viếng thăm, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã có cuộc gặp với Mao Trạch Đông. Nhưng cuộc hội đàm đã kết thúc không thành công khi được biết rằng, Hà Nội không sẵn sàng cùng với Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa lên án đường lối của Liên Xô. Những kết quả trong chuyến viếng thăm của Lê Duẩn tới Mátxcơva vào tháng Mười năm đó lại được xem như sự tương phản.

Đối với biể hiện tình đoàn kết Xô-Việt, trung Quốc ra tuyên bố tháng mười một 1975 về những yêu sách đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Đáp lại, phía Việt Nam cho công bố bản đồ, mà ở đó Hoàng Sa và trường Sa đã được ghi nhận là một phần lãnh thổ Việt Nam.

Trong khi đó, hai miền Nam Bắc của Việt nam bắt đầu hội nghị hiệp thương chuẩn bị điều kiện tiến tới thống nhất đất nước. Tháng Sáu 1976, Việt Nam tiến hành bầu cử, ngày 12 tháng Sáu 19766, trên cơ sở nghị quyết của cơ quan lập pháp mới được bầu chọn, miền Nam Việt Nam đã được thống nhất với miền Bắc. Nhước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thống nhất đã được thành lập với thủ đô là hà Nội.

Vấn đề Campuchia và xung đột Trung-Việt nảy sinh như thế nào và vì sao?

Những cuộc chạm súng biên giới từ năm 1974 đến năm 1977 giữa các lực lượng Campuchia và Việt Nam đã trở thành xung đột với việc sử dụng vũ khí hạng nặng. Tháng Mười hai 1977, hai nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao. Xung đột tiếp diễn và đe dọa trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện.

Năm 1978, tình hình căng thẳng gia tăng với lí do Liên Xô tang cường cung cấp kỹ thuật quân sự cho Việt nam, còn trung Quốc cung cấp cho Campuchia. Tháng Bảy 1978, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam được kết nạp vào khối SEV. Tháng Mười Một 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Xô-Việt đã được ký kết, trong đó ghi nhận Liên Xô sẵn sàng   giúp đỡ Việt Nam trên cơ sở dài hạn. Một lần nữa, sự kiện này khiến Trung Quốc nghi ngờ. Thêm vào đó là vấn đề người Hoa (gần một triệu người) bị trục xuất khỏi Việt Nam với lý do là năm 1978, Việt nam tiến hành chiến dịch đấu tranh với các phần tử tư bản chủ nghĩa (con buôn, tiểu thương), mà đại bộ phận những người này là người Hoa.

Tháng Mười Hai 1978, Việt Nam tuyên tố thành lập “Mặt trận thống nhất cứu quốc” ở nhiều vùng của Campuchia, nơi quân đội việt Nam đồn trú. Tháng Một 1979, Phnom Penh bị bao vây – Thực chất là do các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành với sự tham gia của những kiều dân lưu vong campuchia ở Việt Nam. Quyền lực của chính phủ thân Việt nam đã được thiết lập. Đất nước được tuyên bố là Cộng Hòa Nhân dân Campuchia. Việc đưa quân của Việt Nam vào Campuchia được Trung Quốc hiểu là có ý đồ loại bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là bước chuẩn bị cho việc thành lập khối thân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Việt Nam. Washingotn cũng lý giải các sự kiện tương tự như vậy. ..Sự hiện diện của quân đội Việt nam ở Campuchia đã biến thành vấn đề quốc tế nghiêm trọng.

Tháng Một 1979, nhà lãnh đạo Trung Hoa Đặng Tiểu Bình có chuyến viếng thăm chính thức nước Mỹ để tham gia vào nghi lễ chính thức thiết lập quan hệ Trung-Mỹ. Theo các tài liệu ghi nhớ, trong quá trình các cuộc đàm đạo ở Washington, Mỹ đã đưa ra cách hiểu cho Trung Quốc rằng một hành động quân sự thị uy của Trung Quốc nhằm “trừng phạt” Việt Nam về việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia sẽ không là phương hại quan hệ Mỹ-Trung, nesu nó chỉ mang tính chất  “phòng vệ”.

Ngày 17 tháng hai 1979, quân đội Trung Quốc tràn vào Việt Nam, tiến thẳng vào thị xã Lạng Sơn. Việt Nam nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc tố cáo Trung Quốc xâm lược. Liên Xô tuyên bố ủng hộ Việt Nam, đồng thời cung cấp viện trợ quân sự khẩn cấp. Trong suốt một tháng chiến tranh Trung-Việt  (17/02 – 17/03/1979), Mỹ lãng tránh việc ủng hộ Trung QUốc, chỉ tuyên bố một cách hình thức với lập trường trung lập: chính quyền Mỹ yêu cầu rút toàn bộ quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia và rút toàn bộ quân đội Trung Quốc ra khỏi Việt Nam. Trên báo chí không có một đánh giá thống nhát nào về lập trường này. Nhiều tác giả cho rằng, về bản chất vấn đề, Mỹ ủng hộ Trung Quốc bằng cách gửi cảnh báo đến Liên Xô chống lại việc tấn công Trung QUốc từ phương Bắc. Một số tác giả khác lại chỉ ra rằng, Washington đoạn tuyệt với đường lối của Trung Quốc, vì Trung Quốc đã không trình bày đực việc tấn coog vào lãnh thổ Việt Nam với tư các là biện pháp phòng vệ.

Sự hiện diện của quân đội Việt Nam đã không bảo đảm cho sự ổn định tình hình ở Campuchia. Các khu vực dọc biên giới với Thái Lan vẫ nằm dưới sự kiểm soát của Khmer đỏ và có khả năng thiết lập căn cứ trên lãnh thổ Thái Lan dựa vào viện trợ của Trung Quốc. Thái Lan và trung Quốc đã hợp tác trong việc tổ chức các lực lượng chống chính phủ ở Campuchia, mặc dù phần lớn các nước vừa và nhỏ ở Đong Á lên án chính sách của Việt Nam trong vấn đề campuchia, nhưng đồng thời cũng tỏ thái độ phản đối Khmer đỏ-là những kẻ phải chịu trách nhiệm vì hàng triệu người là nạn nhân của nạn khủng bố chống “các phần tử tư bản chủ nghĩa” ở Campuchia trong những năm tháng Khmer đỏ nắm chính quyền (1975-1978).

Ngoài Khmer đỏ, từ năm 1981, bên lãnh thổ Thái Lan còn có những hoạt động vũ trang của các lực lượng cánh hữu của mặt trận dân tộc giải phóng nhân dân Khmer do Son Sen đứng đầu, trong đó có những thành phần ủng hộ chế độ đã bị lật đổ năm 1970 của Lol Nol. Nhóm cuối cùng là nhóm kháng chiến Campuchia riêng rẽ do Norodom Sihanouk làm đại diện. Tuy nhiên, Norodom Sihanouk chỉ làm các động tác chính trị chứ không có hành động quân sự chống lại chính phủ ở Phnom Penh. Dựa vào sự ủng hộ của các nước ASEAN, tháng Sáu 1982, Sihanouk thành lập chính phủ liên hiệp của nước Campuchia dân chủ ở Kular Lumpur dưới quyền lãnh đạo của ông và có sự tham gia của các đại diện nhóm Son Sen và Khmer đỏ. Kể từ thời điểm đó, ở Campuchia đã diễn ra cuộc đấu tranh chống chính phủ dưới ngọn cờ liên hiệp với sự giúp đỡ của trung Quốc, Thái lan và Mỹ.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 07

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 07: MẶT TRẬN 719.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 06

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 06: PHẢN CÔNG.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 05

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 05: GIÚP BẠN.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 04

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 04: PHÒNG THỦ.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 03

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 03: PHẢN BỘI.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 02

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 02: KHMER ĐỎ.

PHIM TÀI LIỆU: BIÊN GIỚI TÂY NAM CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC - TẬP 01

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM.
TẬP 01: ĐÔNG DƯƠNG.

Sunday, December 23, 2018

PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG VĂN HÓA ĐẦU THẾ KỶ 20: NGHIÊN CỨU SO SÁNH ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC Ở VIỆT NAM VÀ HIỆP HỘI VĂN HÓA ĐÀI LOAN TẠI ĐÀI LOAN

TƯỞNG VI VĂN (Wi-vun CHIUNG), TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH CÔNG.
THÁI MINH ĐÌNH (Ming-ting CAI), TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀI ĐÔNG.

LIÊN XÔ VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG - HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ 1954

LÊ VĂN THỊNH.

1. Là một trong những nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới II, song Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề, trên 30 triệu người bị chết, hàng chục vạn làng xã, đô thị, cơ sở kinh tế bị tàn phá[1]. Phát huy vai trò trụ cột của mình với cách mạng thế giới, Liên Xô vừa phải ưu tiên khôi phục đất nước, vừa phải thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh tái diễn. Với uy tín và ảnh hưởng chính trị rất lớn lúc đó, Liên Xô đã khích lệ, động viên và ủng hộ về tinh thần đối với nhân dân lao động bị áp bức đang vùng lên đấu tranh để tự giải phóng, nhưng Liên Xô cũng chưa có điều kiện để giúp đỡ một cách mạnh mẽ về vật chất cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.

Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng mạnh[2], Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ 1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng tham gia chiến tranh[3] cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO tại Trung Đông… để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: “Các bên tham chiến cần mở ngay cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38…”[4], mở ra xu hướng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.

Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng thời đưa ra dư luận “đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến tranh Đông Dương”. Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc) để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.

Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc “để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng trong quan hệ quốc tế”[5]. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó “vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan”[6].

Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự[7]. Tất cả các mặt hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt Nam.

2. Ngày 27-4-1954, được sự ủy nhiệm của Anh và Mỹ, Pháp gặp Liên Xô để thoả thuận về thành phần hội nghị khi bàn về vấn đề Đông Dương. Lúc này, các nước Anh, Pháp, Mỹ đã tính đến một cơ cấu hội nghị trên cơ sở loại trừ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà[8]. Song trong tất cả các cuộc tiếp xúc giữa Liên Xô và Pháp, Liên Xô luôn kiên định lập trường có tính nguyên tắc về sự cần thiết phải có sự tham gia của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị. Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp còn nhấn mạnh rằng, sẽ không chấp nhận sự có mặt của các quốc gia liên kết – Chính phủ Bảo Đại, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia nếu như Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không được chấp nhận dự Hội nghị. Đồng thời đưa ra sáng kiến để Liên Xô và Anh làm đồng Chủ tịch, khi Hội nghị bàn về vấn đề Đông Dương[9]. Cuối cùng, ngày 2-5-1954 các nước Anh, Pháp, Mỹ buộc phải chấp nhận đề án của Liên Xô.

Một ngày sau khi thực dân Pháp đại bại tại Điện Biên Phủ, ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương chính thức khai mạc. Khi trình bày lập trường của mình, Pháp chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự, không nhắc đến vấn đề chính trị; chỉ muốn giải quyết vấn đề Việt Nam, không nhắc đến vấn đề Lào và Cămpuchia. Ngược lại, lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp toàn diện cả về chính trị lẫn quân sự, không chỉ cho Việt Nam mà cho cả Lào và Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Những lập trường khác nhau của Việt Nam và Pháp đã dẫn đến cuộc đấu tranh căng thẳng, phức tạp giữa một bên là Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với một bên là Mỹ, Anh, Pháp, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và chính quyền Bảo Đại về nhiều vấn đề, trước hết là các vấn đề về phân vùng ranh giới và thời hạn tổng tuyển cử ở Việt Nam. Sau bốn phiên họp toàn thể, Anh đã đề nghị họp hẹp – không có sự tham gia của báo giới. Trước tình hình đó, để hội nghị tiến triển thuận lợi, Liên Xô đưa ra sáng kiến lấy cả đề án của Việt Nam và của Pháp làm cơ sở cho đàm phán, vấn đề quân sự và vấn đề chính trị phải được thảo luận song song.

Cho đến ngày khai mạc Hội nghị (ngày 8-5) các nước Anh, Pháp đã tính đến một giải pháp trên cơ sở chia cắt Việt Nam. Mỹ chưa nhất trí vì còn đang vận động Anh, Pháp thành lập khối Cộng đồng phòng thủ châu Âu (EDC) và Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Vào giai đoạn cuối của Hội nghị, Mỹ thấy Anh và Pháp đều muốn kết thúc chiến tranh, nên buộc phải thay đổi thái độ. Ngày 24-6-1954, Mỹ đã cùng Anh thảo luận và đi đến thỏa thuận 7 điểm[10] gửi Chính phủ Pháp, trong đó nêu những điều kiện tối thiểu cho một giải pháp, ép Pháp phải lấy đó làm cơ sở lập trường thương lượng tại Hội nghị. Đồng thời Mỹ tuyên bố là sẽ không ký vào Hiệp nghị và không bị ràng buộc bởi Hiệp nghị đó[11].

Đối với các nước XHCN, ngay từ tháng 5-1954, vấn đề phân vùng ranh giới đã được đem ra thảo luận. Trung Quốc đưa ra phương án: “đem Bắc Bộ và Trung Bộ làm thành một khối… trao đổi lấy những khu vực ngang nhau ở Bắc Bộ và Trung Bộ”, đồng thời xác định ba mức phân vùng: “1. từ vĩ tuyến 16 trở ra thuộc về ta, nhưng đánh giá khó có có thể thực hiện được; 2. nếu không được sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do cho Pháp đóng một số quân nhất định; 3. nếu cũng không được nữa thì đem Đường 5, Hà Nội và Hải Phòng làm khu công quản và phi quân sự”[12]. Liên Xô lại chủ trương “mọi việc sẽ tuỳ ở thái độ của Chính phủ Pháp, mà cũng tuỳ ở thái độ của Chính phủ Mỹ, tùy ở sự thừa nhận của tất cả các đại biểu tham dự hội nghị về sự cần thiết phải giải quyết vấn đề Đông Dương”[13]. Trên thực tế cho đến ngày 26-6-1954, Liên Xô vẫn không đưa ra phương án cụ thể nào cho vấn đề Đông Dương, chỉ khuyên Việt Nam phải tranh thủ lấy toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, nếu thêm được bao nhiêu nữa càng tốt[14].

Phía Việt Nam, bên cạnh việc kiên định lập trường có tính nguyên tắc là đấu tranh cho một giải pháp toàn diện cả về quân sự lẫn chính trị trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương, Việt Nam cũng luôn luôn có một sách lược mềm dẻo trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Ngay từ đầu tháng 6-1954, Việt Nam đã đưa ra ba phương án: “Cố tranh thủ giới tuyến phân chia ở vào vĩ tuyến 16; Nếu đối phương không chịu thì ta có thể dịch giới tuyến đó lên đường số 9 (đường Quảng Trị đi Lào); Nếu đối phương vẫn không chịu thì ta nhân nhượng thêm một chút nữa, coi Hải Phòng như một cửa bể tự do hoặc công quản. Đồng thời ta tiếp tục để cho đối phương có quyền lợi ở vùng Hòn Gay, Cẩm Phả, không nên cho đối phương công quản với ta ở Hà Nội, Hải Phòng và đường 5, vì như vậy, ta không có một trung tâm chính trị nào”[15]. Ngày 3-7-1954, nắm chắc diễn biến của Hội nghị Giơnevơ và trên cơ sở tình hình chiến trường ở Đông Dương, khi làm việc trực tiếp với Chu Ân Lai – trưởng phái đoàn Trung Quốc tại Liễu Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục đề nghị lấy vĩ tuyến 16 làm mục tiêu đấu tranh phân vùng ranh giới.

Ngày 19-7-1954, đại diện ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc đã có cuộc thảo luận tại Giơnevơ và thống nhất đưa ra phương án: vạch giới tuyến tạm thời, chia cắt Việt Nam ở Bắc đường số 9 mười kilômét[16].

Về vấn đề tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam các bên cũng có những quan điểm khác nhau. Các nước Anh, Pháp, Mỹ không muốn có tổng tuyển cử ở Việt Nam. Về sau do không ngăn cản được lại cố tình trì hoãn. Ngược lại, với Việt Nam, vấn đề tổng tuyển cử là vấn đề cốt tử, một lập trường có tính nguyên tắc mà Việt Nam phải bảo vệ tại Hội nghị. Phương án của Việt Nam là trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm sau khi đình chiến, sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Tại Giơnevơ, với một tinh thần chủ động, tích cực, Việt Nam đã đưa vấn đề này ra thảo luận với Liên Xô, Trung Quốc từ rất sớm. Sau nhiều lần thảo luận, ngày 16-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc đã đi đến kết luận: phải có thời hạn tổng tuyển cử và đến ngày 19-7 nhất trí đưa ra phương án: sau 2 năm kể từ khi ngừng bắn, sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.

Đối với vấn đề Lào và Cămpuchia, ngay tại phiên họp đầu tiên, Việt Nam đã yêu cầu Hội nghị mời đại biểu Pathet Lào và Khơme Issarak tham gia và kiên trì lập trường giải quyết vấn đề Lào và Cămpuchia như giải quyết vấn đề Việt Nam, song ý kiến của Việt Nam không nhận được sự ủng hộ của các nước lớn.

Ngày 20-7-1954, sau nhiều cuộc đấu tranh căng thẳng và sự nhân nhượng lẫn nhau giữa các nước, tại phiên họp cuối cùng gồm các trưởng đoàn Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Anh và Pháp, các bên đã thoả thuận được hai vấn đề then chốt là phân vùng ranh giới và thời hạn tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam qua ý kiến cuối cùng của Trưởng phái đoàn Liên Xô Môlôtốp.

Về vấn đề phân vùng ranh giới, trong cuộc tiếp xúc giữa Liên Xô và Pháp (ngày 15-7), Liên Xô ủng hộ phương án của Việt Nam: lấy vĩ tuyến 16 và nói rõ rằng, vấn đề Huế và Đường số 9 có thể thu xếp được, song Pháp không đồng ý[17]. Tiếp đó, ngày 17-7, khi tiếp xúc với Pháp, Việt Nam đề nghị lấy vĩ tuyến 16, Pháp đưa ra vĩ tuyến 18. Ngày 19-7-1954, trong buổi tiếp xúc với Anh, và Pháp, đại diện Trung quốc đưa ra vĩ tuyến 17, nhưng vấn đề chưa được giải quyết. Ngày 20-7-1954 vào lúc 17 giờ 15 phút, trong cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Anh, Liên Xô và các Trưởng đoàn Việt Nam, Pháp, Trung Quốc, Trưởng đoàn Liên Xô Môlôtốp đưa ra đề nghị lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Các bên đều thoả thuận.

Về vấn đề thời hạn tổ chức tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam: ngày 13-7-1954, trong buổi gặp đại diện Chính phủ Bảo Đại, Việt Nam đề nghị thời hạn tổng tuyển cử là 6 tháng, song không được. Ngày 15-7-1954, trong buổi gặp mặt giữa Liên Xô và Pháp, Liên Xô đưa ra thời hạn Tổng tuyển cử là một năm, Pháp không đồng ý. Chiều ngày 20-7-1954, trong phiên họp cuối cùng, Liên Xô đưa ra đề nghị thời hạn Tổng tuyền cử thống nhất Việt Nam sau hai năm (từ tháng 7-1954 đến tháng 7-1956) và trong vòng một năm sau đình chiến, hai bên hiệp thương bàn về tổng tuyến cử. Các bên đều thoả thuận[18].

Cuối cùng, vào lúc 3 giờ 20 phút ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Giơnevơ về kết thúc chiến tranh và lập lại hoà bình ở Đông dương được ký kết. Ngoài ba hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được ký kết giữa Việt Nam và Pháp có sự chứng kiến của các thành viên, các văn kiện khác được Hội nghị thông qua bằng biểu quyết mà không ký kết. Mỹ không cam kết trách nhiệm trước bản tuyên bố cuối cùng, chỉ đơn giản “ghi nhận” bằng một tuyên bố riêng. Nội dung các văn kiện khẳng định: mỗi nước tham gia Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campucchia; đình chỉ chiến sự trên toàn Đông Dương, Pháp rút quân về nước; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự, tạm thời chia Việt Nam làm hai miền, sau hai năm Việt Nam sẽ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Quang cảnh Hội nghị Giơnevơ. Ảnh: Corbis. Nguồn: http://www.bqllang.gov.vn

 3. Như vậy, sau gần một năm, kể từ khi Chính phủ Xô viết gửi công hàm cho Chính phủ Anh, Pháp, Mỹ (4-8-1953) gợi ý triệu tập hội nghị quốc tế để giải quyết tình hình căng thẳng ở Viễn Đông, ngày 20-7-1954, Hội nghị Giơnevơ về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được ký kết. Ngày 22-7-1954, trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng to”[19].

Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương đã mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam, một nửa nước được giải phóng gắn liền với các nước xã hội chủ nghĩa, hậu phương quốc tế của cách mạng Việt Nam. Với Hiệp định này, lần đầu tiên trong lịch sử, các nước lớn đã phải công nhận Việt Nam, một nước nhỏ, vốn là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc có các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đây thực sự là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, một cam kết chính trị có tính pháp lý quốc tế rất quan trọng để Việt Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương trước hết, là thắng lợi của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Bằng cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh là chính, nhân dân Việt Nam đã từng bước đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, giành thắng lợi có tính quyết định tại chiến trường Điện Biên Phủ, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của bọn thực dân Pháp, buộc Pháp phải đi đến ký kết Hiệp định, chấp nhận đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương, cam kết rút hết quân đội, tôn trọng và không dính líu vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Thắng lợi đó còn giáng một đòn đau vào thế lực hiếu chiến Mỹ, làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Mỹ. Bởi “Chính phủ Mỹ chưa bao giờ mong muốn một giải pháp thương lượng”[20] như vậy và chủ trương: “trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể đàm phán với Việt Minh”[21].

Thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương còn là thắng lợi của sự hợp tác Xô – Việt trong đấu tranh ngoại giao. Nắm bắt được ý đồ của Liên Xô là muốn giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng thương lượng, chống âm mưu gây chiến của Mỹ, tại Hội nghị Giơnevơ, với thiện chí hòa bình muốn kết thúc chiến tranh để tránh đổ máu cho nhân dân Việt Nam, Lào, Cămpuchia và nhân dân Pháp, Việt Nam đã đưa ra lập trường giải quyết chiến tranh Đông Dương mang tính hiện thực, được dư luận các nước đế quốc đánh giá là khá ôn hòa và không thể bác bỏ. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy rằng, trong tiến trình hội nghị, do nhiều nguyên nhân, cả Việt Nam và Liên Xô đã không khai thác hết được thế mạnh của nhau. Việt Nam không đánh giá hết khả năng răn đe, kiềm chế Mỹ của Liên Xô và dư luận tiến bộ trên thế giới, không thấy hết những khó khăn của Pháp và âm mưu của Mỹ sau đại bại tại Điện Biên Phủ; Liên Xô lại chưa thấu hiểu tình hình Việt Nam, có phần coi nhẹ, đánh giá thấp lực lượng cách mạng Việt Nam, không thấy hết tầm mức ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động tới tình hình chiến trường Đông Dương và nước Pháp như thế nào, lại muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh Đông Dương để thúc đẩy hòa hoãn toàn cầu, nên sự hợp tác Xô – Việt có phần hạn chế.

Thắng lợi đó cũng là thắng lợi của chính sách đối ngoại hòa bình của Chính phủ Liên Xô nhằm mục tiêu hòa dịu quốc tế trong khung cảnh rất căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông – Tây, đồng thời cũng là thắng lợi của nghệ thuật đối thoại của nền ngoại giao Xô viết. Để chống âm mưu gây chiến và mở rộng chiến tranh của Mỹ, Liên Xô đã đưa ra chủ trương đối thoại hòa bình đi đến kết thúc chiến tranh Đông Dương đúng vào lúc phong trào đòi kết thúc cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” ở Pháp đang phát triển mạnh, Anh và Trung Quốc cũng không muốn kéo dài cuộc chiến tranh này dễ dẫn đến nguy cơ quốc tế hóa, nên chủ trương của Liên Xô đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình dân chủ và nhiều quốc gia trên thế giới. Để đi đến hội nghị, một mặt Liên Xô tiếp tục tăng cường viện trợ Việt Nam một số vũ khí, khi tài chiến lược, góp phần nâng cao năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam; mặt khác, đấu tranh để Trung Quốc và Việt Nam được tham gia hội nghị. Việc Liên Xô đấu tranh để Việt Nam tham gia hội nghị với tư cách là thành viên chính thức đã có ý nghĩa hết sức to lớn với cách mạng Việt Nam. Nó giúp Việt Nam nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của mình tại hội nghị quốc tế đa phương, một trong những tâm điểm của hoạt động quốc tế quan trọng nhất trong suốt những năm 50 của thế kỷ XX, giúp Việt Nam có cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ trên thế giới, góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đối thoại trong đàm phán, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải nắm được ý đồ của đối phương, biết cách tạo thế và lực, kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, các quyết sách phải dựa trên nguyên tắc cân bằng lợi ích qua thương lượng và phải được đưa ra đúng lúc, kịp thời. Tại Giơnevơ, với tư cách là đồng Chủ tịch Hội nghị, trên cơ sở kiên định mục tiêu đối thoại để đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình, Liên Xô đã giữ vững lập trường có tính nguyên tắc là ủng hộ đề nghị 8 điểm của Việt Nam, liên kết chặt chẽ với Trung Quốc để tạo đối trọng trong đàm phán; đồng thời phối hợp cùng các phái đoàn khác trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp trên cơ sở tính đến lợi ích của các bên, nhằm nhanh chóng kết thúc hội nghị. Việc Liên Xô ủng hộ lập trường của Việt Nam, giúp Việt Nam bảo vệ thành công lập trường của mình tại Hội nghị Giơnevơ đã đem lại một sắc thái mới cho việc giải quyết vấn đề Đông Dương có lợi cho Việt Nam khác căn bản so với việc giải quyết vấn đề Triều Tiên, chỉ đơn thuần là giải pháp về quân sự, không bàn về chính trị. Mặc dù vẫn còn một vài điều chưa được như Việt Nam mong muốn, song các văn kiện của Hội nghị: ba bản hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Cămpuchia và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị về việc giải quyết vấn đề Đông Dương đã thể hiện đúng lập trường 8 điểm của Việt Nam, được Trưởng phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng trình bày trước Hội nghị ngày 10-5 1954.

Theo đánh giá của những người cộng sản Việt Nam, giải pháp Giơnevơ 1954 về Đông Dương “phản ánh xu thế chung của những nước lớn trong tình hình quốc tế lúc đó” và cũng là kết quả tích cực của “tinh thần chủ động và cố gắng”[22] của phái đoàn Việt Nam. Nhờ đó, nội dung cơ bản của Hiệp nghị như nhận định của Đại hội III (tháng 9 năm 1960) Đảng Lao động Việt Nam, “phản ánh tình hình so sánh lực lượng ở Đông Dương lúc bấy giờ”[23].


[1] Tổn thất của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II: trên 30 triệu người bị chết, 70.000 làng xã, 1.700 đô thị, 320.000 nhà máy, xí nghiệp, hệ thống thủy điện, 98.000 nông trang tập thể, 1.800 nông trường quốc doanh, 2.890 trạm máy nông nghiệp, 65.000 kilômét đường sắt, 6 triệu nhà cửa bị tàn phá, 25 triệu người không có nhà ở.
[2] Trong chiến tranh thế giới II, kinh tế Mỹ không những không bị tàn phá mà còn thu được món lợi 114 tỷ đôla nhờ buôn bán vũ khí. Mỹ cũng là chủ nợ của nhiều nước lúc bấy giờ. Anh nợ 24 tỷ đôla, Liên Xô 11,141 tỷ đôla, Pháp nợ 1,6 tỷ đôla…Mỹ còn là trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới: sản lượng công nghiệp hằng năm chiếm ½ của cả thế giới, riêng năm 1949 chiếm 56,4%; sản lượng nông nghiệp gấp đôi của Anh, Pháp, CHLB Đức, Ytalia và Nhật cộng lại, năm 1949, số vàng dự trữ của Mỹ chiếm ¾  số vàng của thế giới.
[3] Đó là các nước: Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
[4] Phạm Giảng: Lịch sử quan hệ quốc tế (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1954), Nxb Sử học, H, 1962, tr. 497.
[5] Ô.P. Gioay: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ 1954, Nxb Thông tin lý luận, H, 1981, tr. 335.
[6] Ô.P. Gioay: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ 1954, Nxb Thông tin lý luận, H, 1981, tr. 336.
[7] Theo nguồn tài liệu của Liên Xô và Việt Nam, thực hiện chương trình viện trợ Việt Nam năm 1953, Bộ Quốc Phòng Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam 144 pháo cao xạ 37 ly và 72 pháo cao xạ 76 ly với 194.400 viên đạn, trong đó có 50.400 viên đạn cao xạ 76 ly, 144.000 viên 37 ly. Ngoài hai loại pháo cao xạ trên, Liên Xô còn viện trợ Việt Nam 200 súng liên thanh DSK 12,7 ly cùng 2.000.000 viên đạn và 5 tấn thuốc chữa sốt rét. Tiếp đó, trong năm 1954, Liên Xô tiếp tục viện trợ Việt Nam 500 xe quân sự, trong đó 200 xe dự kiến sẽ giao cho Việt Nam vào tháng 3-1954 và 300 xe vào tháng 6-1954, cùng với một tiểu đoàn Kachiusa – 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6. Xem, Anatoli Xokolov: Điện Biên Phủ trong những bước đầu trên con đường chung: Liên Xô và Việt Nam (1945-1954), trong “50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước”, Nxb KHXH, H, 2004, tr. 195, cũng xem: Hồ sơ viện trợ quốc tế của Tổng cục hậu cần, cặp số 20,21; Lê Văn Thịnh: Tư liệu về 500 xe ô tô của Liên Xô viện trợ Việt Nam năm 1953-1954, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 3, tháng 5-6/1997; xem thêm: http://vietnamese.ruvr.ru/2013_10_07/122488761
[8] Ô.P. Gioay: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ 1954, Nxb Thông tin lý luận, H, 1981, tr. 168.
[9] Ô.P. Gioay Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ 1954, Sđd, tr 111-112; xem thêm, L.A Patti: Tại sao Việt Nam? Nxb Đà Nẵng, 1995, tr. 448.
[10] Bảy điểm đó là: 1. Giữ Lào và Miên; 2. Giữ ít nhất một nửa Việt Nam cho phương Tây, giới tuyến phân vùng chạy ngang qua Đồng Hới, cố gắng giữ một vùng ở Bắc Bộ; 3) Lào, Miên và phần còn lại của Việt Nam không bị hạn chế về chủ quyền, đặc biệt là quyền nhập vũ khí và thuê cố vấn nước ngoài; 4. không có điều khoản nào có thể làm mất phần còn lại của ba nước Đông Dương; 5. không loại trừ khả năng thống nhất Việt Nam; 6. tự do lựa chọn vùng cho dân; 7. có kiểm soát quốc tế có hiệu lực. Xem thêm: Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995), Nxb Công an Nhân dân, H, 2004, tr. 162-163.
[11] Viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao: Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao, Sđd, tr. 148.
[12] Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,  Sđd, T.2, tr.126.
[13] Môlôtốp: Tổng kết hội nghị Bá Linh, Nxb ST, H, 1954, tr. 38.
[14] Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,  Sđd, T.2, tr.126.
[15] Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,  Sđd, T.2, tr. 127.
[16] Bộ phận tổng kết, Bộ Ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,  Sđd, T.2, tr. 130.
[17] Philippe devillers et jean lacouture: vietnam de la guerre francaise à la guerre américaine – editions du seuil, pari 1969, tr. 302.
[18] Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam (1945-1975), Nxb Công an Nhân dân, H, 1996, tr 186-187; cũng xem, Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, T. 2 , Sđd, tr. 136-140.
[19] Báo Nhân Dân, số 207, từ ngày 22 đến 24-7-1954.
[20] Giames Cable, The Geneve Conference of 1954 on Indochina. St. Martins Press, New york 1986, p.127.
[21] Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995), , Sđd, tr 148.
[22] Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lơi và bài học. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996, tr 212.
[23] Sau cuộc đọ sức chiến lược tại Điện Biên Phủ, so sánh lực lượng tại Đông Dương có thay đổi, song chưa thay đổi căn bản có lợi cho Việt Nam. Phía Pháp mất 16.200 quân, song mới chỉ chiếm 4% tổng binh lực tại Đông Dương – 16.200/444.900 quân. Nếu tính riêng lính Âu Phi thì lực lượng Pháp bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ cũng chỉ chiếm một số lượng không lớn, chỉ 13% – 16.200/124.600 quân. Phía Việt Nam đã dốc gần như toàn bộ lực lượng cho trận đánh có tính quyết định này, với 5/6 đại đoàn chủ lực tham chiến – Đại đoàn 304 (thiếu E 66), 308, 312, 316, và Đại đoàn công pháo 351. Cuộc chiến lại rất khốc liệt trong một thời gian dài, nên binh lực Việt Nam cũng bị tổn thất và mệt mỏi, cần phải có thời gian để chỉnh đốn, củng cố mới có thể tác chiến. Tại chiến trường Lào, cămpuchia so sánh lực lượng còn quá chênh lệch:  Tại Lào, lực lượng Lào Ixala chỉ bằng 1/3 lực lượng địa phương của đối phương (9.5000/28.000 quân); tại Campuchia, lực lương khơme Iaxarac cũng chỉ bằng 1/6 lực lượng địa phương của đối phương, (3.500/22.000 quân), đơn vị lớn nhất của lực lượng khơme Iaxarac chỉ đạt cấp đại đội. Vùng tự do ở Lào cũng như ở Cămpuchia chủ yếu nằm ở địa bàn miền núi, nên ít dân và nghèo.

VẤN ĐỀ ĐỒNG MINH CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM: MỘT CÁI NHÌN LỊCH SỬ

NGUYỄN NGỌC DUNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | 16 (X2) | 2013.

PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHÌN NGHIÊNG TỪ PHƯƠNG PHÁP

ĐỖ LAI THÚY.
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC - NHỮNG KHẢ NĂNG VÀ THÁCH THỨC | 2009.
(Literary Study in Vietnam - Possibilities and Challenges, 2009).

HOÀNG SA, TRƯỜNG SA TRÊN BẢN ĐỒ CỔ

TRẦN ĐỨC ANH SƠN - VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG.
HỘI THẢO KHOA HỌC: “VĂN HÓA BIỂN ĐẢO - BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ” | 2014.
PDF SCAN.

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

TRẦN CÔNG TRỤC.
HỘI THẢO KHOA HỌC: VĂN HÓA BIỂN ĐẢO - BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ | 2014.
PDF SCAN.

VUA MINH MẠNG VỚI TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ BIỂN ĐẢO ĐƯỢC THỂ HIỆN BẰNG HÌNH ẢNH TRÊN CỬU ĐỈNH

PHAN THANH HẢI - TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ.
HỘI THẢO KHOA HỌC: VĂN HÓA BIỂN ĐẢO - BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ | 2014.
PDF SCAN.

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ CÁC QUÁ TRÌNH CHÍNH TRỊ

PHẠM NGỌC THANH.
TẠP CHÍ KHOA HỌC | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - KHXH&NV | XXI (4) | 2006.
PDF SCAN.

VẤN ĐỀ DỊCH VĂN

NGUYỄN HIẾN LÊ.
TẠP CHÍ BÁCH KHOA | SỐ 7 | 1957.
PDF SCAN.

VỀ SỰ KIỆN VUA GIA LONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀO NĂM 1816

TRẦN ĐỨC ANH SƠN - VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG.
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ | 2016.
PDF SCAN.

THÀNH THĂNG LONG VỚI CUỘC ĐỔI THAY

BIỆT LAM TRẦN HUY BÁ.
TẠP CHÍ TRI TÂN | 1941 | PDF SCAN.

HÀ TIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH NƯỚC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

VŨ ĐỨC LIÊM - TIASANG.COM.VN


Hà Tiên ngày nay là thị xã vùng biên nhỏ nhắn, bình yên, thơ mộng nép mình bên bờ vịnh Thailand. Hà Tiên của hai trăm năm trước là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất ở Đông Nam Á, nơi diễn ra các tranh chấp chính trị và quân sự không ngừng giữa người Việt, người Thái, người Khmer và các cộng đồng người Hoa. Lịch sử của vùng đất này là minh chứng sống động cho sự đa dạng trong thống nhất của quá trình hình thành nên lãnh thổ và dân tộc Việt Nam.
Một phần Mũi Nai, Hà Tiên, Kiêng Giang

Vùng đất này nằm giữa các diễn ngôn lịch sử rất khác biệt, nhiều khi bị trùm phủ dưới các huyền thoại tạo ra bởi chủ nghĩa dân tộc. Bài viết này chỉ ra những nhân tố cốt lõi làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên và tìm kiếm sự gắn kết của nó đối với lịch sử Việt Nam, như một phần của công cuộc định hình nên không gian của nước Việt Nam hiện đại.

Tại sao việc khôi phục quá khứ huy hoàng của vùng đất này là vấn đề quan trọng? Vì nó góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề nhận thức về quá trình hình thành lãnh thổ, biên giới và các đơn vị hành chính của Việt Nam. Đặc biệt đây là khu vực có vị trí chiến lược về an ninh-quốc phòng và tiềm năng kinh tế trong tương lai, gắn liền với Phú Quốc và hành lang phát triển kinh tế dọc theo bờ vịnh Thailand. Lịch sử truyền thống Việt Nam ít chú ý đến tính đa dạng địa phương và quá trình sáp nhập lãnh thổ. Điều này không những không giúp độc giả hiểu được công lao khai phá, quá trình khai thác lãnh thổ, mở rộng đất đai, sáp nhập đất đai của thế hệ đi trước, mà còn gây trở ngại cho sự mở rộng tri thức về quá trình phát triển lãnh thổ Việt Nam và những cách thức đa dạng để trở thành Việt Nam. Đó là cách chúng ta tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng, và trân trọng công lao của tiền nhân, dù là họ Mạc Hà Tiên, các di dân Hoa kiều, cộng đồng người Khmer trên lãnh thổ Việt Nam hay chúa Nguyễn, và vương triều Nguyễn. Nhận thức lịch sử đa chiều cũng là cách củng cố lập luận về quá trình xác lập chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam đối với vùng đất này. Những diễn biến phức tạp và sự năng động của Hà Tiên cho thấy lịch sử không đơn thuần như mô tả của người Campuchia rằng khu vực này vốn là “lãnh thổ”của họ.

Cốt lõi của vấn đề ở chỗ Hà Tiên là vùng đất có lịch sử đa dạng, nằm giữa các dự án chính trị, tranh chấp quyền lực và lãnh thổ ở Đông Nam Á lục địa thời sơ kỳ hiện đại, gắn kết nhiều nhóm cư dân khác nhau. Liên hệ chính trị, lãnh thổ của nó với người Việt-Khmer-Thái là phức tạp. Điều quan trọng là Hà Tiên không chỉ hành động với tư cách là một chư hầu lệ thuộc mà tính năng động và tự chủ của nó giúp định hình khuynh hướng chính trị-lãnh thổ mà nó gia nhập. Sự sáp nhập của Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam vì thế không chỉ đơn thuần là sự mở rộng không gian của người Việt mà còn là sự chủ động gia nhập của Hà Tiên vào không gian chính trị này. Sự lựa chọn này giúp định hình một con đường để trở thành Việt Nam hiện đại: con đường của Hà Tiên.

Hà Tiên ở thế kỷ XVIII. Nguồn: Nicholas Sellers, The Princes of Hà Tiên, 1682-1867. 
Brussels: Thanhlong, 1983.
Các huyền thoại về vùng đất Hà Tiên

Trong khi các sách lịch sử của Việt Nam thường bắt đầu bằng sự kiện năm 1708 khi Mạc Cửu phái người đến Phú Xuân (Huế) xin được bổ nhiệm cai quản Hà Tiên, và sau đó được chúa Nguyễn phong chức Tổng binh (theo Đại Nam Thực Lục). Sự kiện được cho là đánh dấu vùng đất này trở thành một phần của lãnh thổ Đàng Trong. Lịch sử Campuchia mô tả một diễn trình hoàn toàn khác. Một thương nhân người Quảng Đông rời Trung Hoa năm 1671 đi qua Phillipines và Java. Cuối cùng ông ta đến triều đình Chân Lạp ở Udong và giành được sự tin tưởng của nhà vua Chey Chettha IV (Ang Sor). Sự ghen tị của các quan chức cấp cao người Khmer cuối cùng buộc ông phải xin nhà vua cho ra cai quản vùng đất Banday Mas. Nhà vua Khmer sau đó chấp thuận và ban cho ông danh hiệu Okya (Trần 1979:1537).

Một phần phiên bản của câu chuyện này được kể lại bởi Vũ Thế Dinh, một gia thần của dòng họ Mạc viết năm 1818 trong Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia phả (Gia phả dòng họ Mạc của quan Hiệp trấn Hà Tiên). Tuy nhiên nó cũng cung cấp thêm nhiều góc nhìn thú vị về cách thức dòng họ này xây dựng một chính thể tự trị đứng giữa các nhà nước của người Việt, người Khmer và người Thái. Diễn ngôn lịch sử này chú ý nhiều hơn đến tính năng động của họ Mạc và sự chủ động lựa chọn của họ trong mối liên minh/ phiên thuộc với người Việt. Dù được phong Okya, danh hiệu dành cho quan chức cao cấp Khmer (David Chandler 2000: 108-111), Mạc Cửu thấy rõ địa vị bấp bênh của mình trong một vương triều xa lạ. Khi dừng chân ở vùng đất Banday Mas, ông nhận thấy nơi đây là một cảng thị tấp nập với thương nhân người Hoa, Việt, Khmer, Malay tụ hội, nên tìm cách để được sự cho phép của vua Chân Lạp mở các sòng bạc nhằm thu thuế. Như nhận định của sử gia Li Tana, đây chính là các sòng bạc đầu tiên ở Đông Nam Á được mở bởi thương nhân Hoa kiều. Chính sự thịnh vượng này cho phép họ Mạc dần kiểm soát khu vực duyên hải và cảng biển Hà Tiên để xây dựng một trung tâm kinh tế-chính trị riêng (Li Tana 2004:806). Cũng vì nhận thấy sự đe dọa của Chân Lạp ở phía Bắc và Siam ở phía Tây mà Mạc Cửu lại tìm cách tìm đến Phú Xuân.

Những người phương Tây cũng có một phiên bản cho riêng mình về câu chuyện Hà Tiên, vương quốc có tên gọi Ponthaimas. Alexander Hamilton đến vùng đất này năm 1718, gọi đây là cảng thứ hai của Campuchia. Thương nhân người Pháp Pierre Poirve mô tả đó là vương quốc được tạo ra bởi một thương nhân người Hoa, nhưng nằm dưới sự ảnh hưởng của Siam. Trong tham luận năm 1768 trình bày trước Viện Hàn Lâm Lyon, ông mô tả họ Mạc như những thương nhân khôn khéo, chăm chỉ, biết cách khai phá vùng đất trù phú để trở nên thịnh vượng, lại biết sử dụng chính sách ngoại giao khéo léo để được các nước láng giềng hùng mạnh che chở. Hà Tiên vì thế không chỉ là một cảng thị thương mại sầm uất mà còn là “kho lúa dồi dào nhất của phần đất miền Đông châu Á”, nơi người Malay, Nam Hà (Đàng Trong), Siam đều trông vào để bảo đảm cho những nạn đói.

Hà Tiên cũng xuất hiện trong mô tả của người Trung Quốc. Một quan chức nhà Thanh đã ghé qua đây những năm 1740, và ghi chép về vương quốc có tên Cảng Khẩu/ Cảng Khẩu Quốc, nằm dưới sự ảnh hưởng của An Nam (Đàng Trong) và Siam. Tuy vùng đất được xây dựng bởi những cư dân rời bỏ Trung Hoa vào cuối Minh-đầu Thanh, quan chức nhà Thanh ngạc nhiên về sự thịnh vượng, thấm nhuần văn hóa Hán của họ, những người thậm chí còn xây cả Văn Miếu (Hoàng triều Văn hiến thông khảo, 1747). Chính vì điều này mà Hà Tiên cũng được biết đến ở Đàng Ngoài của chính quyền Lê-Trịnh. Lê Quý Đôn dành mối quan tâm đặc biệt đối với những thành tựu văn hóa của vùng đất này, đặc biệt là ngợi ca “Không thể bảo ở hải ngoại xa xôi không có văn chương”.

Lời tựa của văn bản Hà Tiên Thập Vịnh. Nguồn: EFEO Microfilm, A.441.

Bản thân Hà Tiên cũng tạo ra các huyền thoại cho riêng mình. Các huyền thoại sẽ giúp vùng đất này trở nên hấp dẫn, có khả năng thu hút di dân, thương nhân, tìm kiếm tính chính thống cho sự cai trị của dòng họ, và tìm kiếm các mối quan hệ quốc tế. Từ chuyện các nàng tiên xuất hiện trên sông Giang Thành, đào được hũ bạc, đến bức tượng Phật và ánh sáng huyền bí ở Lũng Kỳ báo hiệu sự ra đời của Mạc Thiên Tứ. Tất cả tạo nên diễn ngôn chính trị, tôn giáo, và dung hợp xã hội mà họ Mạc muốn gửi bức thông điệp đến các nhóm cư dân ven vùng vịnh. Trong một bức thư năm 1742 viết bằng chữ Khmer gửi đến chính quyền Mạc Phủ Tokugawa, Mạc Thiên Tứ tự xưng mình là Neak Somdec Preah Sotoat và tự phong danh hiệu “vua của Campuchia”. 

Trong lúc các huyền thoại này có cốt lõi của các diễn ngôn lịch sử gắn Hà Tiên với dòng di cư của người Hoa vào cuối thời Minh đầu thời Thanh xuống Đông Nam Á. Họ can dự vào một loạt các sự kiện kinh tế, chính trị, và quân sự khắp khu vực, từ chiến tranh ở Thailand, xung đột ở đảo Java, Manila, cho đến việc điều hành các khu khai mỏ thiếc dọc theo bán đảo Malay và quần đảo Indonesia làm xáo trộn bức tranh chính trị Đông Nam Á, và khỏa lấp những khoảng trống vắng nhà nước tập quyền ở khu vực. Để rồi sau đó, đến lượt các vùng đất này trở thành nơi tranh chấp của những vương quốc tập quyền khu vực.

Khung cảnh cho sự thịnh vượng của Hà Tiên

Sự thịnh vượng của Hà Tiên đến từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm vị trí địa lý, khung cảnh thương mại khu vực và toàn cầu, và sự gia tăng tương tác quân sự dọc theo hạ lưu Mekong. Vùng đất này nằm giữa tuyến giao lưu của các luồng thương mại, các nguồn hàng, các dự án chính trị, di dân, và các nền văn hóa từ các vùng núi của Lào và Campuchia xuống, người Malay từ bán đảo Malay-quần đảo Indonesia, người Thái từ phía Tây, và các nhóm người Hoa xung quanh vùng vịnh, và nam tiến của người Việt. Hà Tiên nằm ngay trên đầu mối của một trong những tuyến thương mại cổ xưa nhất ở Đông Nam Á, kết nối Ấn Độ Dương với biển Đông qua eo Kra từ các thế kỷ gần CN. Óc Eo, cảng thị quan trọng nhất của vương quốc cổ Phù Nam cũng năm trên trục giao thương này.

Sự phát triển của Hà Tiên diễn ra trong một khung cảnh quan trọng của lịch sử hạ lưu sông Mekong vào thời sơ kỳ hiện đại. Sự mở rộng của các dự án nhà nước tập quyền của người Việt, Khmer, và Thái đến vùng đông nam của bán đảo Đông Dương. Các sử gia về Đông Nam Á gọi đây là những vùng đất tự trị cuối cùng ở châu Á trước khi chúng bị sáp nhập thành lãnh thổ của các nhà nước tập quyền (“the Last Stand of Asian Autonomies”: Anthony Reid 1997). Các học giả khác thì gọi vùng đất này là “đường biên nước” (water frontier), nơi chứng kiến khoảng trống quyền lực nhà nước cuối cùng ở Đông Nam Á với sự dịch chuyển tự do của dòng di cư, thương mại, và xung đột chính trị (Li Tana-Nola Cooke 2004). 

Khung cảnh thương mại khu vực trở thành môi trường nuôi dưỡng cho sự thịnh vượng của Hà Tiên, trong một thế kỷ huy hoàng và cực kỳ sôi động trên vùng vịnh Thailand. Trước hết là sự mở rộng của người Thái xuống phía nam, tiến ra biển và bắt đầu nhòm ngó vùng duyên hải từ Chanthaburi, Trat đến Hà Tiên, nơi tập trung các trung tâm sản xuất gỗ, lúa gạo, hải sản, đóng thuyền, lâm sản như đậu khấu, da hươu, gỗ đàn hương, ngà voi… Khi Ayutthaya bị người Miến đốt cháy vào năm 1767, người Thái đã từ bỏ kinh đô phía Bắc và bắt đầu chuyển xuống Thonburi-Bangkok, chỉ cách vùng vịnh Thailand chưa đầy 20 km. Cùng lúc đó, người Malay bắt đầu gia tăng các hoạt động thương mại lên phía Bắc của vùng vịnh, dùng thiếc và vũ khí phương Tây đổi lấy gạo.

Trung Quốc là một trong các thị trường quan trọng của Hà Tiên. Thế kỷ XVIII được coi là thời kỳ “thịnh trị” Khang Hy-Ung Chính-Càn Long, đánh dấu với sự gia tăng dân số gấp đôi từ 150 triệu lên hơn 300 triệu (từ năm 1700 đến năm 1800), dẫn đến nhu cầu lương thực gia tăng mạnh dọc theo duyên hải từ Quảng Đông lên Phúc Kiến. Các cuộc di cư xuống phía Nam buôn bán và nhập khẩu gạo đều hướng đến hai đồng bằng là Mekong và Chao Phraya, trong thời kỳ được gọi là “thế kỷ người Hoa” ở Đông Nam Á (1740-1840) (Anthony Reid 2004). Hà Tiên nằm ở trung tâm của hai vùng cung cấp lúa gạo chủ đạo ở Đông Nam Á. Với vị trí đó, Hà Tiên đóng vai trò là một trong những hải cảng quan trọng nhất ở Đông Nam Á thế kỷ XVIII, theo đề xuất của Li Tana và Paul A. Van Dyke trong khảo cứu của họ về hệ thống trao đổi giữa Quảng Châu và biển Đông (2007). Bảng dưới đây cung cấp số liệu về lượng thiếc nhập khẩu của Quảng Châu từ Đông Nam Á. Hà Tiên ở đây xuất hiện với tên gọi “Cancao” (Bảng 1).
Bảng 1. Nhập khẩu thiếc của Quảng Châu từ Đông Nam Á, 1758-1774. Đơn vị: piculs: 60.479 kg. 
Nguồn: Li Tana và Paul A. Van Dyke 2007.
Phần mô tả về Hà Tiên trong bản đồ Châu Á của Pierre M. Lapie. Nguồn: Atlas Universel De Geographie Ancienne Et Moderne, Paris : Eymery Fruger et Cie, [1833]
Nguồn thiếc này, theo gợi ý của sử gia Barbara W. Andaya (ĐH Hawaii) trong công trình nghiên cứu về lịch sử đảo Sumatra thế kỷ XVIII, là đến từ Palembang và Bangka – các trung tâm sản xuất thiếc lớn nhất ở Đông Nam Á sơ kỳ hiện đại (Andaya 1993, Reid 2004). Không chỉ là điểm trung chuyển như ghi chép của các thuyền Hà Lan thường xuyên ghé qua Hà Tiên, lấy hạt tiêu đổi muối và gạo, Hà Tiên còn là đầu mối thông thương của hạ lưu Mekong ở thế kỷ XVIII. Không chỉ kết nối với vùng núi Đậu Khấu, cao nguyên ở Lào và Cambodia, mà còn hệ thống thương mại dọc theo các kênh rạch và vùng ngập nước bờ Tây sông Hậu. Giáo sĩ người Pháp Levavasseur đã đi qua các vùng ngập lụt này và thông báo rằng ông ta đã thấy hơn 50 thuyền mành đang trao đổi hàng hóa.

Sức mạnh của một trung tâm giao thương không chỉ cho phép vùng đất này có khả năng đúc tiền riêng, mà còn được biết đến như một huyền thoại về sự thịnh vượng xung quanh biển Đông và vịnh Thailand. Một chỉ dấu chính là việc vùng đất này được biết đến bởi nhiều nhóm người với nhiều tên gọi. Đại Nam Nhất Thống chí gọi vùng đất này là Mang Khảm, Trúc Phiên Thành, Đồng trụ trấn. Người Hoa gọi vùng này là Phương Thành, Cảng Khẩu, Cảng Khẩu Quốc. Tên này có lẽ được phiên lại trong các ghi chép Phương Tây là Cancao, trong khi tên gọi khác là Ponthaimas có lẽ đến từ tiếng Khmer và Thái. Người Khmer gọi vùng đất này là Peam hay Bantay Mas  (Bức tường vàng), người Malay gọi là Pantai Mas (Bờ biển Vàng) hay Kuala (Cửa sông), người Thái gọi là Ponthaimas, Phutthaimas hay Ban-Thaay-Mas (Cánh cổng vàng).

Giai đoạn phát triển đỉnh cao của Hà Tiên là giữa những năm 1740 và 1760 sau cuộc đàn áp người Hoa ở Java và tàn phá Ayutthaya của người Miến. Trong các thập kỷ này, Hà Tiên trở thành cảng quan trọng nhất trong vùng vịnh Thailand giao thương với Trung Quốc. Hàng hóa như thiếc, đồng, gạo, hạt tiêu, muối, và sản phẩm rừng là nguồn cung cấp quan trọng cho Quảng Châu.

Sự gắn kết của Hà Tiên vào Việt Nam

Có sự liên hệ tự nhiên đặc biệt giữa Hà Tiên với chính quyền Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Cam kết chính trị và quân sự mạnh mẽ của vùng đất này với Phú Xuân không chỉ trong cuộc chiến tranh với Chân Lạp và Siam, mà còn là công cuộc phục hưng và cuộc chiến tranh 30 năm của Nguyễn Ánh ở vùng hạ lưu Mekong, cũng như đối với việc hoạch định biên cương nhà Nguyễn sau này (xem thêm Tạp chí Tia Sáng số 17 ngày 5/9/2017).

Hà Tiên sớm can dự, thậm chí là trở thành tâm điểm của các cuộc chiến tranh này và gia nhập vào không gian “Việt Nam”. Không chỉ chấp nhận danh hiệu Tổng Binh năm 1708 và Tổng Binh năm 1735, họ Mạc đã trở thành một đồng minh/ chư hầu quan trọng của Đàng Trong trong cuộc tranh chấp quyền lực khu vực. Thực tế là họ Mạc cần chúa Nguyễn để chống lại các cuộc xâm lược thường xuyên của người Thái và Khmer bởi vị thế cực kỳ dễ bị tập kích của Hà Tiên. Người Việt cũng cần kiểm soát vùng đất này như cửa ngõ bảo vệ cho dự án lãnh thổ ở hạ lưu Mekong của mình. Sự gia nhập của Hà Tiên vào Việt Nam vì thế là một quá trình tự nhiên.

Họ Mạc đã tìm cách gắn kết với người Việt bằng nhiều cách thức khác nhau. Mạc Cửu kết hôn với người vợ Việt ở Biên Hòa là Bùi Thị Lẫm, trong khi em gái ông kết hôn với Trần Đại Định (con trai của Trần Thượng Xuyên ở Đồng Nai). Hà Tiên còn tìm kiếm sự kết nối với không gian Việt Nam thông qua góc độ văn hóa, tôn giáo. Sử gia người Singapore, Claudine Ang trong luận án về các dự án văn minh và nhà nước ở vùng biên của Việt Nam (Cornell University 2012) đã làm nổi  bật vai trò của những nhân vật như Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tứ trong việc định hình nên cấu trúc mở rộng của lịch sử Đàng Trong. Đó cũng chính là đóng góp của họ đối với lịch sử hình thành nên hình thể Việt Nam hiện đại. Cũng chính từ những vùng đất trù phú như Hà Tiên, Phú Quốc, Gia Định… mà vương triều Nguyễn được thiết lập năm 1802, triều đại đầu tiên thống nhất lãnh thổ Việt Nam như chúng ta được thừa hưởng ngày nay.

Vai trò của vùng đất này trong việc định hình nên cấu trúc lịch sử Việt Nam sẽ còn tiếp tục ở thế kỷ XIX. Thời kỳ Minh Mệnh, cùng với dự án chính trị thống nhất lãnh thổ là việc xóa bỏ chế độ thế tập cai trị tại các vùng biên và vùng núi sẽ lần đầu tiên biến vùng đất này thành đơn vị hành chính trực thuộc Huế. Trong khi các thủ lĩnh miền núi được thay thế bằng các quan lại miền xuôi do Huế cắt cử thì ở Hà Tiên, xóa bỏ chế độ thế tập của dòng họ Mạc. Từ đây tỉnh Hà Tiên ra đời, nơi ghi dấu ấn các chiến dịch quân sự trên kênh Vĩnh Tế ngăn chặn cuộc xâm lược của Bangkok, và là trung tâm của hệ thống phòng thủ quân sự vùng biên của Việt Nam cả trên bộ lẫn trong vùng Vịnh.

Bản đồ tỉnh Hà Tiên thời Nguyễn. Các yếu tố thể hiện trên bản đồ bao gồm: trụ sở hành chính trong ô vuông: Tỉnh Hà Tiên và Phủ An Biên. Phía bắc tỉnh Hà Tiên giáp gianh địa giới tỉnh An Giang, phía tây giáp Cao Miên và phía nam là đảo Phú Quốc. Nguồn: Đại Nam Nhất Thống Dư Đồ, EFEO Microfilm, A.1600

Cuối cùng, Hà Tiên là mảnh ghép sống động và không thể tách rời trong bức tranh toàn cảnh về sự ra đời của lãnh thổ hình chữ S của nước Việt Nam hiện đại. Lịch sử vốn phức tạp với nhiều tầng bậc và các mối quan hệ đan xen. Hà Tiên là ví dụ đặc sắc cho một thực thể lịch sử như thế. Nổi lên giữa các luồng văn hóa, dòng di cư, thương mại, và xung đột khu vực; để tìm kiếm một phương thức tồn tại, Hà Tiên đã tìm kiếm sự gắn kết vào không gian lịch sử Việt Nam một cách chủ động. Sự tham gia của vùng đất này rõ ràng đã làm gia tăng sự đa dạng của cấu trúc không gian và các diễn trình lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Cuối cùng thì chúng ta tự hào rằng có nhiều cách thức khác nhau để trở thành Việt Nam hiện đại, và trong sự thống nhất, đa dạng đó, Hà Tiên góp phần tạo dựng nên diện mạo của lãnh thổ Việt Nam. Hà Tiên không chỉ là chặng cuối của quá trình Nam tiến, mà còn là cửa ngõ của Việt Nam mở ra vùng vịnh Thailand và phía Tây.

_________

Tham khảo
  1. David Chandler. A History of Cambodia. Silkworm Books: Chiang Mai, 2000.
  2. Li Tana. Mạc Thiên Thứ (1700–1780): “King of Cambodia”, Southeast Asia: A Historical Encyclopedia, from Angkor Wat to East Timor, edited Ooi Keat Gin. ABC Clio, 2004.
  3. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục. Nxb Giáo Dục: HN, 2010.
  4. Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Liệt Truyện. Nxb Thuận Hóa: Huế 2005.
  5. Sakurai,Yumio, and Takako, Kitagawa. “Ha Tien, or Banteay Meas in the Time of the Fall of Ayutthaya.” Pp. 150–220 in From Japan to Arabia:Ayutthaya’s Maritime Relations with Asia. Edited by Kennon Breazeale. Bangkok: Foundation for the Promotion of Social Sciences and Humanities Textbooks Project. 1999.
  6. Sellers, Nicholas. The Princes of Hà-Tiên (1682–1867). Brussels: Éditions Thanh Long, 1983.
  7. Trần Kinh Hòa..“Mac Thien Tu and Phrayatakin, a Survey on Their Politics Stand, Conflicts and Background.” Pp. 1534–1575 in VII IAHA Conference Proceedings, vol. 2. Bangkok: Chulalongkorn University Press, 1979.
  8. Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí. Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa: Sài Gòn, 1972
  9. Trương Minh Đạt. Nghiên cứu Hà Tiên. Nxb Trẻ: TP HCM, 2008
  10. Vũ Thế Dinh. Hà Tiên trấn hiệp trấn Mạc thị gia phả. Nguyễn Văn Nguyên dịch, Nxb Thế Giới, Hà Nội: 2006.

Bài đăng nổi bật

HỌC TẬP VÀ NOI GƯƠNG BÁC TÔN LÀ VIỆC LÀM THIẾT THỰC TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH BÁC HỒ

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân An Giang đang đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ, chúng ta càng nhớ đến Bác Tôn...

Bài đăng phổ biến